1 Cỏ ngọt là gì?
Cỏ ngọt (Stevia rebaudiana) là là một loại cây bụi, có nguồn gốc từ Bắc và Nam Mỹ, vị ngọt tự nhiên. Tuy không có calo nhưng ngọt hơn 200 lần so với đường ăn nên cỏ ngọt được sử dụng như một giải pháp thay thế cho đường trong nhiều món ăn và đồ uống.[1]
Stevioside và rebaudioside A là thành phần chính có trong chiết xuất cỏ ngọt. Đặc biệt, lá chứa stevioside ở một nồng độ lên đến khoảng 18%.[2]
Thực tế, trên thị trường có nhiều loại cỏ ngọt khác nhau về chất lượng nhờ kĩ thuật tinh chế cao và kết hợp với các chất làm ngọt khác như erythritol, dextrose và maltodextrin. Vì vậy nó có thể làm thay đổi ảnh hưởng của cỏ ngọt đến sức khỏe.
Cỏ ngọt là là một loại cây bụi, có nguồn gốc từ Bắc và Nam Mỹ, có vị ngọt tự nhiên
2 Công dụng của đường cỏ ngọt
Hỗ trợ người bệnh tiểu đường
Một nghiên cứu ở 12 người mắc bệnh tiểu đường cho thấy việc sử dụng cỏ ngọt với bữa ăn dẫn đến lượng đường trong máu giảm nhiều hơn sau ăn.[3]
Nghiên cứu năm 2010 đã chỉ ra rằng chất làm ngọt trong cỏ ngọt không cung cấp calo cũng như làm giảm đáng kể lượng đường và mức insulin sau ăn.[4]
Ngoài ra, một nghiên cứu kéo dài 8 tuần ở chuột mắc bệnh tiểu đường nhận thấy rằng rằng chiết xuất cỏ ngọt làm giảm lượng đường trong máu và nồng độ HbA1C khoảng 5,32%.[5]
Do đó, sử dụng cỏ ngọt trong chế độ ăn có thể là liệu pháp dinh dưỡng đầy hứa hẹn để kiểm soát bệnh tiểu đường và các biến chứng liên quan.
Bạn cũng có thể lựa chọn các sản phẩm có công dụng hỗ trợ tiểu đường có tại các Nhà thuốc An Khang. Chúng sẽ giúp kiểm soát và ổn định lượng đường huyết cho người bệnh.
Sử dụng cỏ ngọt có thể là liệu pháp dinh dưỡng đầy hứa hẹn để kiểm soát bệnh tiểu đường
Kiểm soát cân nặng
Lượng đường bổ sung vào cơ thể được chứng minh đóng góp trung bình 16% tổng lượng calo trong chế độ ăn uống, khiến tăng cân và giảm kiểm soát lượng đường trong máu.[6]
Cỏ ngọt lại là chất làm ngọt tự nhiên không chứa calo và ngọt hơn đường ăn từ 100 đến 300 lần. Do đó, khi sử dụng trong chế độ ăn, cỏ ngọt có thể cân bằng để giúp giảm lượng năng lượng, kiểm soát cân nặng, hỗ trợ giảm cân mà không làm mất đi hương vị của món ăn.[7]
Cỏ ngọt có thể cân bằng để giúp giảm lượng năng lượng, kiểm soát cân nặng mà không làm mất đi hương vị của món ăn
Giảm nguy cơ ung thư tuyến tụy
Kaempferol là một chất chống oxy hóa có trong cây cỏ ngọt.[8]
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng kaempferol hoạt động như một chất ức chế mạnh, có thể làm giảm 23% nguy cơ ung thư tuyến tụy.[9]
Kaempferol trong cỏ ngọt có thể làm giảm 23% nguy cơ ung thư tuyến tụy
Hỗ trợ giảm huyết áp
Một nghiên cứu năm 2003 cho thấy cỏ ngọt có khả năng giúp giảm huyết áp nhờ tác dụng bình thường hóa huyết áp và điều hòa nhịp tim.[10]
Ngoài ra, một số glycoside khác có trong cỏ ngọt có thể làm giãn mạch máu, tăng khả năng đi tiểu và tạo điều kiện đào thải natri ra khỏi cơ thể, làm giảm huyết áp, giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch.
Cỏ ngọt có khả năng giúp giảm huyết áp nhờ tác dụng bình thường hóa huyết áp và điều hòa nhịp tim
Có thể làm giảm mức cholesterol
Nghiên cứu năm 2017 trên 20 phụ nữ khi tiêu thụ chiết xuất cỏ ngọt làm giảm đáng kể mức cholesterol, triglyceride, LDL-C trong khi tăng HDL-C - một cholesterol có lợi cho sức khỏe.[11]
Bạn có thể tham khảo thêm một số sản phẩm giúp giảm mỡ máu, cholesterol và triglyceride đồng thời phòng ngừa nguy cơ xơ vữa mạch máu tại Nhà thuốc An Khang.
Cỏ ngọt làm giảm đáng kể mức cholesterol và tăng HDL-C
Có thể hỗ trợ trong việc duy trì sức khỏe răng miệng
Cỏ ngọt giúp làm giảm sự hình thành vi khuẩn trong miệng, khiến nó trở thành một chất phụ gia phổ biến cho kem đánh răng và nước súc miệng.
Ngoài ra, một nghiên cứu cũng cho thấy cỏ ngọt có thể ngăn ngừa sâu răng và viêm lợi, điều mà sucrose - loại đường được tạo thành từ glucose liên kết với fructose chắc chắn không làm được.[12]
Cỏ ngọt có thể ngăn ngừa sâu răng và viêm lợi
Có thể giúp cải thiện chăm sóc da
Chiết xuất cỏ ngọt được cô đặc và lên men trong bể kín nhiệt khi sử dụng giúp ức chế sự lây lan của vi khuẩn, thúc đẩy tuần hoàn máu và cải thiện hiệu quả điều trị bệnh ngoài da như bỏng da, hỗ trợ điều trị da mụn, phát ban nhiệt, chàm, viêm da tiếp xúc,...[13]
Cỏ ngọt có thể cải thiện hiệu quả điều trị bệnh ngoài da như chàm
Có thể ngăn ngừa loãng xương
Cỏ ngọt có thể hỗ trợ trong việc tăng mật độ khoáng của xương, tăng cường chuyển hóa canxi và điều trị loãng xương dựa trên một nghiên cứu trên động vật.[14]
Cỏ ngọt có thể hỗ trợ trong việc tăng mật độ khoáng của xương, ngăn ngừa loãng xương
3 Các dạng dùng của cỏ ngọt
Tùy thuộc vào mức độ chế biến, cỏ ngọt có thể được tìm thấy ở ba dạng:
- Stevia lá xanh: Đây là dạng ít được chế biến nhất, sản xuất từ lá cỏ ngọt sấy khô, nghiền mịn, ngọt gấp 30 - 40 lần đường và hơi đắng.
- Chiết xuất từ cây cỏ ngọt ngọt hơn đường 200 lần và tương đối ít đắng hơn so với stevia lá xanh. Chiết xuất có sẵn dưới dạng cả chất lỏng và bột.
- Stevia biến đổi là dạng stevia đã được xử lý nhiều nhất, kết hợp với các chất làm ngọt khác khiến vị ngọt hơn đường 200 - 400 lần và thường được coi là dạng kém nhất của stevia.
Chiết xuất từ cây cỏ ngọt có sẵn dưới dạng cả chất lỏng và bột
4 Liều dùng an toàn của cỏ ngọt
Nhiều cơ quan quản lý toàn cầu hiện đã xác định rằng chiết xuất cỏ ngọt có độ tinh khiết cao là an toàn để tiêu thụ trong các mức khuyến nghị, bao gồm cả trẻ em.
Theo FDA xác định lượng tiêu thụ hàng ngày có thể lên tới 4mg mỗi kilogam cân nặng.[15]
Lượng tiêu thụ hàng ngày của cỏ ngọt có thể lên tới 4mg mỗi kilogram
5 Tác dụng phụ của cỏ ngọt
Các nghiên cứu an toàn đã đánh giá rằng chiết xuất cỏ ngọt không có tác dụng phụ.[16]
Tuy nhiên, người nhạy cảm có thể có các tác dụng phụ như:
Đầy hơi là một tình trạng hay gặp khi có tác dụng phụ của cỏ ngọt
Nguồn: Nhà thuốc An Khang, Medicalnewstoday, Healthline